Áp-ra-ham​—⁠Một gương mẫu về đức tin





Nhân loại đang tiến bước trong kỉ nguyên mới, thời đại toàn cầu hóa với sự phát triển nhảy vọt của nền khoa học kĩ thuật, y khoa, công nghệ…. Đã mang đến cho con người những khởi sắc mới mẻ. Một thế giới thay đổi đa diện, đa chiều, siêu tốc đã hôi tụ tất cả như một bức tranh muôn màu sắc và đa dạng. Nhưng đáng tiếc thay, nhìn vào bức tranh cuộc sống chúng ta không khó để nhận ra một điều rằng xã hội càng phát triển thì niềm tin của con  người vào thiên chúa đang ngày càng mất đi bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất. Con người ta chỉ biết sống theo lối sống hưởng thụ, duy cá nhân.Thực tế cho thấy sự xa sút đức tin của người tín hữu đó là sự xa sút về việc tham dự thánh lễ, những giờ kinh trong gia đình cũng dần mất đi. nhiều xứ đạo chỉ tập trung vào cơ sở vật chất nhưng đời sống tâm linh chưa thực sự quan tâm. Không những thế, một thực tế đáng báo động đang diễn ra  ngay trong đời sống tu trì, một phận không nhỏ linh muc tu sĩ đang gặp khó khăn trong đời sống tình cảm, những vụ bê bối về tình dục trong dưới nhà tu đang ngày càng gia tăng. Tất cản những điều đó là một sự biểu hiện cho sự xa sút đức tin của con người thời đại ngày hôm nay.Vậy niềm tin là gì? Nó có thực sự quan trọng trong đời sống người tin hữu ? Kinh nghiệm cho thấy rằng trong cuộc sống thường ngày, mối quan hệ giữa con người với con người được đan dẹt bởi sự tin tưởng lân nhau, nếu không tin tưởng, cuộc sống sẽ trở nên nặng nề vì ngờ vực và nghi kị. Xa hơn nữa, trong tình bạn và tình yêu hôn nhân trong gia đình, người ta đến với nhau bằng niềm tin tưởng và trung thành. Như vây , niềm tin là môt yếu tố căn bản và cần thiết cho cuộc sống.Tất cả đều giúp chúng ta hiểu được phần nào về niềm tin vào thiên chúa. Niềm tin đó đòi hỏi một sự gắn bó toàn diện và tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh. Đề cập đến gương mẫu của đức tin người ta không thể không nhắc đến Tổ phụ Apraham- người thường được gọi như là cha của kẻ tin. Câu truyện thiên chúa thử tháp apraham trong chương 22 của sách sáng thế là một bằng chứng cụ thể cho thấy rõ đức tin và sự vâng phục của ông đối với thiên chúa. Câu chuyện là một sự diễn tả sự giằng co giữ niềm tin và lời hứa và sự vâng phục đối với thiên chúa. Nó cũng là điển hình của một đời sống bước đi trong đức tin, câu truyệ của apraham cũng là  để chúng ta có thể hiểu được một chút gì đó cho hành trinh đức tin của chính mình hay của những ai muốn rảo bước trên hành trình đức tin ấy.
Apraham là con người của lòng tin thể hiện qua sự vâng phục thiên chúa. Nhờ đó ông được thiên chúa ân thưởng dòng giống đông như sao trên bầu trời. Ong trở thành tổ phụ của đáng Meessia và mọi kẻ tin thờ thiên chúa. Là con cháu thành Ua, Apraham được thiên chúa kêu gọi đưa gia quyến đến đất cananan(12,1), khoảng năm 1800TCN. Theo sự nghiên cứu của khảo cổ học khoảng 2000TCN thời kì đó  đã có một cuộc di cư lớn đến lập nghiệp ở những vùng đất trù phú. Có thể nói Apraham đã ra đi giữa dòng người di cư- ra đi trong sự mông lung và mịt mờ của lời hứa. ấy vậy mà ông vẫn kiên vững bước đi trog sự mịt mờ ấy với một lòng tín thác và thiên chúa. Như sách do thái đã viết “Nhờ đức tin, ông apraham đã vâng nghe tiếng chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu (Dt,11,8). Nhưng mọi chuyện đâu đơn giản như vậy, thiên chúa lại muốn tiếp tục thử thách ông bằng việc ra lệnh cho ông phải sát tế Isaac làm của lễ toàn thiêu.Thế rồi một ngày Thiên chúa phán với ông “Apraham”.Ông thưa “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấy của ngươi la isaac, hãy đi đến xứ Morigia mà giâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi ta sẽ chỉ cho”(St 22,1-2). Lời chúa phán với ông như một tiếng sét ngang tai làm cho ông chết lặng. Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm, bà Sara mới sinh cho ông được một người con duy nhất, lúc đó apraham đã bước vào tuổi 100, lời hứa vừa mới được thiên chúa thực hiện, vậy mà giờ đây thiên chúa lại muốn ông sát tế con mình để làm lễ toàn thiêu. Mệnh lệnh thiên chúa phán cho ông lúc này đã đụng chạm đến nơi sâu thẳm trong con người ông. Mệnh lệnh này là một thách thức lớn cho niềm tin của ông  và nó đã dập tắt mọi hy vọng trong ông. Chính lúc này đây, sự đối chọi, sự giằng co trong sâu cõi lòng ông giữa thánh ý của thiên chúa hay là theo ý riêng- theo lối suy nghĩ tự nhiên của con người. Làm sao mà người cha có thể tự tay sát tế con mình? làm sao mà đứa con sau bao năm chờ đợi giờ lại chính do tay mình sát tế? Cuối cùng dầu phải đau khổ trong dằn vặt, apraham đã lập tức thi hành lệnh truyền ấy. Ong đã dắt isaac lên núi để sát tế cho ngài.  Khi dắt isaa lên núi, apraham đã một lần nữa xac tín niềm tin của mình khi isaac hỏi ông “ có lửa, có củi đây, còn chiên làm của lễ toàn thiêu đâu?” ông apraham đáp “ chiên làm lễ toàn thiêu, chính thiên chúa sẽ liệu con ạ”. Và rồi ngay khi ông giơ con dao lên để hạ sát con trai, Thiên chúa đãn ngăn cản bàn tay ông và mạng sống của isaac đã được dành lại”. Chúa phán “ Đừng giết con trẻ và đừng dộng đến nó, vì giờ đây ta biết ngươi kính sợ Chúa đến nổi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho ta”. Trong thư Do Thái có viết “bởi tin, apraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến sứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu”(Dt 11,8). Niềm tin của tổ phụ apraham qura là một niềm tin vững chắc, không do dự, không mặc cả. Vì một dạ tín trung với chúa aprahm đã nên “bạn thân của thiên chúa” (Gc 2, 23).
Đức tin và lòng vâng phục của apraham trở nên gương mẫu cho tất cả chúng ta noi theo. Ông  luôn đón nhận lời chúa và đáp lại lời mời gọi của thiên chúa, ngay cả khi đức tin của ông bị thử thách vượt qua mọi giới hạn.
Như Apraham, chúng ta được thiên chúa kêu gọi lên đường trong hành trình đức tin. Có những hành trình đức tin của chúng ta chao đảo. có những thử thách mà không thể hiểu và không thể giải thích được. Có những khủng hoảng, như đổ vỡ gia đình, làm ăn thất bại, con cái khó dạy, bệnh tật, cuộc đời u ám, chán nản thất vọng… cần tín thác và vững tin như tổ phụ apraham. Chùng với niềm tin mẫu mực của tổ phụ Abraham, chúng ta xác tín rằng, trên vạn nẻo đường của cuộc đời mỗi người, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu Thiên Chua luôn yêu thương hướng dẫn và nâng đỡ. Hầu có thể nhận ra thánh ý của thiên chúa trong cuộc đời chúng ta.
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy sự biến động, một xã hội đang trong quá trình tục hóa , một mặt người ta khước từ những gì là mầu nhiệm, là thánh thiêng, và đề cao những khả năng do con người làm ra và dần đánh mất đi niềm tin của mình. Vì vậy đòi hỏi mỗi người kito hữu chúng ta phải biết mỗi tự ngày một đào sâu đức tin của mình hơn, đào sâu các bí tích, và làm cho đức tin của chúng ta ngày một triển nở hơn qua đời sóng cầu nguyện, thực hành lời chúa, thực thi bác ái để qua đó chúng ta có diễn tả được lời mời gọi sống niềm tin vào Thiên chúa  ngang qua đời sống của chúng ta.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CON NGƯỜI BỖNG CHỐC HÓA HƯ VÔ

HẠNH PHÚC